Tyren/ ty treo/ tiren là loại vật tư phụ trợ với những chi tiết không mấy phức tạp tuy nhiên chúng đòi hỏi độ chính xác cực cao ở cấu trúc ren để bắt ghép với các thiết bị khác.
Tyren/ ty treo/ tiren là loại vật tư phụ trợ với những chi tiết không mấy phức tạp tuy nhiên chúng đòi hỏi độ chính xác cực cao ở cấu trúc ren để bắt ghép với các thiết bị khác.
Giá tyren khi nhập khẩu tại thị trường nước ngoài là khá đắt trong khi ở Việt Nam, nhu cầu về sản phẩm này rất lớn.
Việc đầu tư dây chuyền sản xuất liên hoàn theo tiêu chuẩn quốc tế góp phần giảm thiểu tối đa chi phí cho loại vật tư phụ trợ này và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về số lượng cũng như chất lượng của từng thanh ren.
Quy trình sản xuất thanh ren:
Sản xuất thanh tyren gồm 5 quy trình được triển khai nghiêm ngặt, khắt khe để cho ra những sản phẩm thanh ren chất lượng, độ bền cao và chịu lực tốt.
Bước 1: Lựa chọn phôi thép
Lựa chọn phôi thép tròn tiêu chuẩn để. Bước này cho vai trò rất quan trọng quyết định đến 70% chất lượng của sản phẩm hoàn thiện.
Các vật liệu được lựa chọn để sản xuất thanh ren (tyren ) bao gồm: Mác thép tương đương với CT3, CT4, CT5, CT15, CT20, CT25, CT30, CT35, CT45…( Theo tiêu chuẩn thép Việt Nam). SS400, SD235, SD375, S45C, ( tiêu chuẩn mác thép của Nhật), Inox 201, 304, 316.
Bước 2: Cán ren
-
Cán (lăn ren) hoặc tiện phôi thép để tạo thành ren, theo các tiêu chuẩn p=1; p=1,25; p=1,5; p=1.75; p=2; p=2,5; p=3; p=3,5; p=4…
-
Trước đây, phương pháp tiện được sử dụng khá rộng rãi, nhưng do hiệu quả kinh tế và chất lượng của thanh ren nên hiện nay phương pháp gia công thanh ren được lựa chọn là cán ren.
-
Khi cán ren, tổ chức kim loại tạo được dạng thớ nên có ứng suất bền cao hơn khi tiện.
-
Không chỉ có vậy, ưu điểm của phương pháp cán ren là cho năng suất cao, thực hiện được với những vật liệu có độ dẻo, độ dai va đập như inox, các loại thép các bon thấp và cho ra những thanh ren có chiều dài vô tận. Trong khi đó để thực hiện được phương pháp tiện thì người ta phải tôi lại các loại các loại thép cacbon thấp trước khi tiện ren.
-
Nếu sử dụng phương pháp cán thì đường kính phôi phải nhỏ hơn đường kính tạo bởi đỉnh ren của tyren
-
Nếu sử dụng phương pháp tiện thì đường kính phôi phải bằng đường kính của đỉnh ren, người ta hay sử dụng các phôi tiêu chuẩn là: D6, D8, D10, D12, D14, D16, D18, D20…
Bước 3: Đánh bóng ren
Dù là cán ren hay tiện ren, thì việc đánh bóng ren là công việc cực kì quan trọng. Đây là công đoạn giúp tạo ra những thanh ren có độ bóng và độ mịn tốt nhất. Công đoạn này còn được gọi là công đoạn tinh chỉnh bước ren cho thanh ren. Thanh ren đạt tiêu chuẩn khi các bước ren đều, mịn, không bị lỗi dễ dàng kết hợp với ê cu, long đen, nở đóng, hộp nối ren…
Bước 4: Xử lý nhiệt
Thực tế, có một vài vật liệu không đủ độ bền theo yêu cầu của thanh ren hoặc do hiệu quả kinh tến mà cần thêm giai đoạn xử lý nhiệt để tăng độ bền cũng như độ cứng của thanh ren.
Ngoài ra, xử lý nhiệt sau gia công còn giúp phân bố lại cấu trúc hạt, mạng tinh thể của vật liệu thanh ren, giúp thanh ren có độ bền như mong muốn.
Bước 5: Xử lí bề mặt
Xử lí bề mặt vừa mang tính thẩm mỹ cho thanh ren, giúp chống gỉ, tránh được những tác động từ môi trường bên ngoài, tăng đồ bền và sức chống chịu của thanh ren. Có rất nhiều phương pháp xử lí bề mặt của thanh ren: mạ điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, nhuộm đen, sơn…